Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu

Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu dành cho những công ty có nhu cầu xuất khẩu nhôm phế liệu, nhôm tái chế.

Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu có khó không? Căn cứ pháp lý và chính sách xuất khẩu nhôm phế liệu như thế nào?

Trong nội dung này Phúc Lộc Tài sẽ chia sẻ những thông tin về thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu như sau:

✅  Phúc Lộc Tài Thu mua phế liệu giá cao ✅  Phế liệu Phúc Lộc Tài thu mua phế liệu đồng, phề liệu nhôm, phế liệu sắt, inox, phế liệu khác giá cao hơn đơn vị khác tới 30%.
✅  Thu mua tận nơi ✅  Dịch vụ thu mua phế liệu tận nơi không ngại xa
✅  Cập nhật giá thường xuyên ✅  Công ty thường xuyên cập nhật bảng giá thu mua phế liệu mới nhất để quý khách tham khảo
✅  Báo giá nhanh, cân đo uy tín, thanh toán ngay ✅  Nhân viên định giá kinh nghiệm, báo giá nhanh với giá cao, cân đo phế liệu minh bạch, chính xác. Thanh toán 1 lần linh hoạt bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

Căn cứ pháp lý và chính sách thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu

Nhu cầu nhập khẩu nhôm phế liệu ở nhiều nước tăng cao khi nguồn nguyên liệu nhôm trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, nhiều nước có chính sách thắt chặt hơn trong việc khai thác nhôm để bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến nguyên liệu sản xuất trong nhiều lĩnh vực bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó nguồn nhôm phế liệu ở nước ta khá dồi dào do hoạt động thu gom phế liệu diễn ra khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Dưới đây là những căn cứ pháp lý cho thủ tục xuất khẩu phế liệu nhôm.

Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu

Dẫn chứng pháp lý

Khi làm thủ tục xuất khẩu bất cứ mặt hàng nào ra nước ngoài, các doanh nghiệp cũng cần dựa trên các văn bản của pháp luật. Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu cũng vậy. Doanh nghiệp cần nắm được một số thông tư văn bản dưới đây:

  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 hướng dẫn thi hành luật thương mại về các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định về hoạt động xuất nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi và danh mục mặt hàng với mức thuế tuyệt đối.
  • Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các thông tư văn bản về xuất khẩu nhôm phế liệu

Trên đây là các thông tư văn bản có liên quan trực tiếp đến thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thuận lợi cần phải nắm rõ từng chi tiết trong mỗi văn bản quy định của nhà nước.

  • Căn cứ Điều 5, nghị định số 187/2013/NĐ-CP về danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập nhập khẩu thì nhôm phế liệu không phải là mặt hàng bị cấm xuất khẩu. Đồng thời mặt hàng này cũng không thuộc diện quản lý chuyên ngành. Do đó, thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu chỉ cần thực hiện tại Chi cục Hải quan.
  • Điều 5, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP cũng quy định về danh sách các mặt hàng cấm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu. Danh sách mặt hàng cấm xuất khẩu này có trong phụ lục I đi kèm. Mặt hàng nhôm phế liệu không nằm trong danh sách này. Do đó doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu như các loại hàng hóa thông thường khác.
  • Điều 4, nghị định số 122/2016/NĐ-CP cũng ban hành biểu thuế xuất khẩu với danh mục các mặt hàng phải đóng thuế và mức thuế tuyệt đối.
  • Điều 4, Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 đưa ra danh mục mặt hàng chịu thuế. Danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu được ban hành trong phụ lục I kèm theo. Theo đó, mặt hàng nhôm phế liệu, bột nhôm cũng là một trong những mặt hàng phải đóng thuế xuất khẩu.
  • Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC về hồ sơ hải quan. Doanh nghiệp sẽ làm thủ tục hải quan theo hướng dẫn trong điều 16 của thông tư này.

Quy định về thuế xuất/thuế nhập và HS code

Phần trên, bạn đã biết những quy định, chính sách về việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Mặt dù không có chính sách nào quy định cụ thể cho mặt hàng phế liệu nhôm. Tuy nhiên thông qua những thông tư, văn bản ở trên có thể thấy mặt hàng nhôm phế liệu không bị cấm xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu không có gì phức tạp và được thực hiện như các loại hàng hóa thương mại thông thường khác.  Vấn đề tiếp theo doanh nghiệp xuất khẩu nhôm phế liệu phải tìm hiểu đó là quy định về thuế xuất khẩu và mã HS code cho mặt hàng này như thế nào.

Quy định về thuế xuất khẩu

Mặt hàng nhôm phế liệu có phải chịu thuế xuất khẩu hay không đó là điều các doanh nghiệp cần quan tâm. Để biết được mặt hàng có cần chịu thuế hay không, trước tiên doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định mã hàng cho sản phẩm. Tức là doanh nghiệp cần xác định đặc điểm và bản chất của mặt hàng nhôm phế liệu Sau đó dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2022 và các thông tư văn bản có liên quan để xác định mức thuế xuất khẩu.

Phần trên, bài viết đã đề cập đến Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017. Đây là nghị định quy định về biểu thuế xuất khẩu cho mặt hàng chịu thuế. Theo đó, mặt hàng nhôm phế liệu nằm trong phụ lục I kèm theo của các văn bản này. Mặt hàng nhôm phế liệu nằm ở số thứ tự 169 trong phụ lục I. Mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng này là 20% hoặc 22% tùy vào mã hàng cụ thể. Để xác định chính xác thuế xuất khẩu là bao nhiêu, doanh nghiệp cần xác định mã HS chính xác cho mặt hàng này.

Mã HS code

Như đã nói, mã HS code cho mỗi mặt hàng là rất quan trọng để doanh nghiệp xác định được thuế xuất nhập khẩu và những chính sách có liên quan đến mặt hàng đó.

Để xác định mã HS cho mặt hàng nhôm phế liệu, doanh nghiệp có thể căn cứ vào phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

heo đó để xác định chính xác mã HS cho mặt hàng nhôm phế liệu, doanh nghiệp cần căn cứ vào thực tế hàng hóa khi xuất khẩu. Doanh nghiệp cần xác định để bản chất, đặc điểm, tên gọi của mặt hàng để lựa chọn mã hàng hóa phù hợp. Trong trường hợp khó xác định mã HS, doanh nghiệp cần thực hiện giám định tại trung tâm phân tích, phân loại của chi cục hải quan.

Mặt hàng nhôm phế liệu có có mã HS nhôm phế liệu là 7602.00.00.10 hoặc 7602.00.00.20 với mức thuế xuất khẩu là 20 hoặc 22%. Kết quả kiểm tra thực tế của cơ quan hải quan và kết quả giám định, phân tích, phân loại là cơ sở để áp mã HS chính xác đối với mặt hàng đó khi xuất khẩu.

Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu nhôm phế liệu

Căn cứ vào Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về thi hành luật thương mại trong các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì nhôm phế liệu không bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Ngoài ra, mặt hàng này cũng không nằm trong danh sách quản lý chuyên ngành của các cơ quan ngang Bộ và không cần giấy phép xuất khẩu. Chính vì thế thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu không có yêu cầu gì đặc biệt.

Theo đó thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu sẽ được thực hiện theo hướng dẫn trong Điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Thông tư này đã được sửa đổi trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Như vậy, để xuất khẩu mặt hàng nhôm phế liệu, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết.

Nhôm thanh đóng kiện
Nhôm thanh đóng kiện

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

Do không cần xin giấy phép xuất khẩu và không phải kiểm tra chuyên ngành nên thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu chủ yếu là hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm các loại giấy tờ dưới đây:

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hợp đồng thương mại ( sales contract)
  • Vận đơn đường biển hoặc vận đơn đường không ( Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ nếu có

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ tham vấn giá bao gồm các loại chứng từ sau:

  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hóa đơn thương mại
  • Hợp đồng thương mại
  • Chứng từ thanh toán
  • Bảo hiểm hàng hóa nếu có
  • Hóa đơn cước biển

Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

Doanh nghiệp cần nắm được địa điểm đăng ký hồ sơ hải quan để tiết kiệm thời gian đi lại. Theo đó nơi đăng ký hồ sơ hải quan được quy định trong điều 4, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Doanh nghiệp đăng ký hồ sơ hải quan xuất khẩu nhôm phế liệu tại trụ sở cục Hải Quan, chi cục hải quan nơi đăng ký và tiếp nhận hồ sơ hải quan. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký hải quan trên cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia (nếu có).

Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cụ thể

Những hồ sơ chứng từ doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ bao gồm hồ sơ hải quan và hồ sơ tham vấn giá. Theo đó các chứng từ bao gồm: Giấy khai báo hải quan, hóa đơn thương mại, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận đơn, chứng từ thanh toán, bảo hiểm hàng hóa, hóa đơn cước biển.

Trên đây là những thông tin về thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu. Nhìn chung việc xuất khẩu mặt hàng này không quá khó khăn. Doanh nghiệp có thể tham khảo những hướng dẫn ở trên để làm thủ tục xuất khuất.

Thủ tục xuất khẩu nhôm tái chế

Nhôm thỏi tái chế không thuộc danh sách cấm xuất khẩu, nhập khẩu vì thế doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị những chứng từ sau là có thể xuất được, không cần giấy phép nhập khẩu

Tuy nhiên mặt hàng nhôm thỏi có rủi ro về giá , do vậy hải quan thường sẽ cho giải phóng hàng để hàng kịp chuyến tàu , sau đó thực hiện tham vấn giá và thông quan

Bộ hồ sơ khai hải quan khi xuất khẩu nhôm thỏi tái chế

  • Invoice ( Hóa đơn Thương Mại )
  • Sales contract ( Hợp đồng thương mại )
  • Packing List ( Phiếu đóng gói )
  • C/O form VK, C/O form B, C/O form E, C/O from D,….. ( Giấy chứng nhận xuất xứ ) ( nếu có )
  • Bill of Lading ( Vận đơn đường biển / Vận đơn đường hàng không )

Bộ hồ sơ tham vấn giá :

  • Chứng từ thanh toán
  • Hóa đơn cước biển
  • Bảo hiểm hàng hóa ( nếu có )
  • Packing List ( Phiếu đóng gói )
  • Invoice ( Hóa đơn Thương Mại )
  • Sales contract ( Hợp đồng thương mại

Mã HS CODE của nhôm thói tái chế

Nhôm thỏi tái chế thuộc chương 82 : Nhôm lá mỏng (đã hoặc chưa in hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự) có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2 mm.

Tùy theo từng đặc điểm , tính chất vật lí của mặt hàng để quý danh nghiệp có thể áp mã HS cho đúng

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo mã 76012000: – Hợp kim nhôm

Thuế xuất khẩu của nhôm thỏi tái chế 

Thuế nhập khẩu nhôm thỏi tái chế dựa theo mã HS 76012000 là 5%

Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất từ Việt nam vào Trung Quốc : C/O form E

Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất từ Việt nam vào Thái Lan, Malaysia , các nước ASEAN : C/O form D

=> Theo biểu thuế nhập 2021 , – Hợp kim nhôm. HS code : 76012000

Nếu bạn quan tâm tới Điều kiện nhập khẩu nhôm phế liệu

Bảng giá thu mua phế liệu cập nhật mới nhất từ Phúc Lộc Tài

Chúng tôi xin gửi lời tri ân và lòng biết ơn đến quý vị đã đồng hành và hỗ trợ chúng tôi trong hành trình biến phế liệu thành nguồn tài nguyên có giá trị. Tại Phúc Lộc Tài, chúng tôi luôn tin rằng giá trị có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, thậm chí cả trong những thứ được xem là phế liệu.

Hôm nay, chúng tôi rất phấn khích được giới thiệu Bảng giá thu mua phế liệu cập nhật mới nhất từ Phúc Lộc Tài. Đây không chỉ là một danh sách giá trị của từng loại phế liệu mà còn là một cơ hội để chúng ta cùng nhau khám phá và tận dụng tối đa giá trị tiềm ẩn trong lĩnh vực này.

Bảng giá này không chỉ là số liệu, mà là sự thể hiện của sứ mệnh của chúng tôi – biến phế liệu thành cơ hội và tài nguyên quý báu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp giá trị công bằng và minh bạch cho từng loại phế liệu.

Chúng tôi mời quý vị tham khảo Bảng giá này và liên hệ với chúng tôi để thảo luận về cách chúng ta có thể hợp tác để biến đổi nguồn phế liệu của quý vị thành cơ hội kinh doanh và bền vững. Phúc Lộc Tài cam kết luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ quý vị trong hành trình khám phá giá trị mới từ phế liệu.

Cảm ơn quý vị đã là một phần quan trọng của sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng sẽ cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho thế giới và môi trường.

Thu Mua phế liệu Phân Loại Đơn Giá (VND)
Phế liệu đồng Đồng 80.000 – 220.000
Đồng đỏ 105.000 – 180.000
Đồng vàng 95.000 – 160.000
Mạt đồng vàng 75.000 – 130.000
Đồng cháy 90.000 – 150.000
Phế liệu sắt Sắt đặc 9.000 – 20.000
Sắt vụn 6000 – 12.000
Sắt gỉ sét 7.000 – 15.000
Bazo sắt 6.000 – 10.000
Sắt công trình 7.000 – 14.000
Dây sắt thép 10,500
Phế liệu nhựa ABS 22.000 – 32.000
Nhựa đầu keo 10.000 – 20.000
PP 15000 – 25000
PVC 8500 – 25000
HI 15.000 – 25000
Phế liệu Inox Loại 201 15.000 – 25000
Loại 304 31.000 – 55.000
Loại 316 35.000 – 45.000
Loại 430 12.000 – 25.000
Phế Liệu Nhôm Nhôm loại 1 ( nhôm đặc nguyên chất, nhôm thanh, nhôm định hình) 45.000 – 93.000
Nhôm loại 2 (hợp kim nhôm, nhôm thừa vụn nát) 40.000 – 72.000
Nhôm loại 3 (vụn nhôm, ba dớ nhôm, mạt nhôm) 12.000 – 55.000
Nhôm dẻo 30.000 – 44.000
Nhôm máy 20.500 – 40.000
Phế Liệu Hợp kim  Mũi khoan, Dao phay, Dao chặt, Bánh cán, Khuôn hợp kim, carbay 380.000 – 610.000
Thiếc 180.000 – 680.000
Phế Liệu Niken Phế Liệu Niken 300.000 – 380.000
Phế Liệu bo mach điện tử Phế Liệu bo mach điện tử 305.000 – 1.000.000
Phế Liệu Chì Chì thiếc cục, chì thiếc dẻo, thiếc cuộn, thiếc cây 385.000 – 555.000
Chì bình, chì lưới, chì XQuang 50.000 – 80.000
Phế Liệu Giấy Giấy carton 5.500 – 15.000
Giấy báo 6,000 – 10.000
Giấy photo 6,000 – 10.000

Lưu ý: Giá thu mua phế liệu trong bảng có thể thay đổi theo thời giá mà công ty chưa kịp thông tin đến quý khách.

Để chắc chắn về giá quý khách nên liên hệ ngay với công ty theo hotline ghim trên màn hình để được báo giá mới và đúng nhất.

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU PHÚC LỘC TÀI

Địa chỉ 1: Số 30 Đường số 18, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, tp. HCM

Số Điện Thoại: 0973311514

Web: https://phelieuphucloctai.com/

Email: phelieuphucloc79@gmail.com

Tham gia bình luận: